1. Mở rộng vốn từ Nhân dân
- Công nhân: Thợ điện, thợ cơ khí, thợ may, thợ hàn,…
- Nông dân: Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt,…
- Doanh nhân: Tiểu thương, chủ tiệm,…
- Quân nhân: Đại úy, thượng úy, trung sĩ,…
- Trí thức: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư,…
- Học sinh: Học sinh tiểu học, học sinh trung học,…
* Một số câu thành ngữ liên quan
- Chịu thương chịu khó: Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
- Dám nghĩa dám làm: Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
- Muôn người như một: Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
- Trọng nghĩa khinh tài: Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc
- Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn những người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình.
* Một số từ có chứa tiếng đồng có nghĩa là cùng
- Đồng hương: Người cùng quê
- Đồng môn: Cùng học một thầy, cùng trường.
- Đồng chí: Người cùng chí hướng.
- Đồng ca: Cùng hát chung một bài.
- Đồng cảm: Cùng chung cảm xúc, cảm nghĩ.
- Đồng ý: Cùng chung ý kiến đã nêu
- Đồng thanh: Cùng hát, cùng nói.
- Đồng tâm: Đồng lòng.
- Đồng nghiệp: Cùng làm một nghề
- Đồng nghĩa: Cùng một nghĩa.
- Đồng đội: Người cùng chiến đấu.
- Đồng hành: Cùng đi một đường.
2. Luyện tập về từ đồng nghĩa
Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.