1. Luyện tập tả cảnh.
Những yêu cầu, gợi ý đối với bài văn tả ngôi trường:
- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường (cổng như thế nào ? Bản tên trường ra sao ?).
Sân trường (sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào?).
Lớp học (các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?)
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
-> Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
b. Thân bài:
- Tả bao quát ngôi trường:
+ Hình dáng.
+ Màu ngói, màu tường.
- Sân trường:
+ Cột cờ, cây cối, ghế đá.
+ Hoạt động vào giờ ra chơi.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ.
+ Hoạt động vào giờ học.
- Lớp học:
+ Số phòng học.
+ Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ…)
- Vườn trường:
+ Cây trong trường.
+ Chăm sóc cây trong vườn trường.
c. Kết bài
- Em rất tự hào về trường em.
- Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.
- Mời các bạn ghé thăm trường em.
2. Tả cảnh (Kiểm tra viết).
Các bước làm bài văn tả cảnh
- Xác định đối tượng miêu tả
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để miêu tả
- Sắp xếp các ý theo một thứ tự nhất định, lập dàn ý
- Viết thành các đoạn văn, bài văn có đủ các phần Mở bài, Thân Bài, Kết bài
- Đọc và sửa lại các lỗi sai