Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị)
Ví dụ:
- Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng, sấm, chớp,…
- Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng, …
- Danh từ chỉ đơn vị: Cái, bức, tấm, …; mét, lít, ki-lo-gam, …;nắm, mớ, đàn, …
Phân loại: Khi phân loại danh từ tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại: danh từ riêng và danh từ chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh, …
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành 2 loại:
- Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, mưa, bão, …).
- Danh từ trừu tượng: là các danh từ mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa, …).
- Các danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của danh từ chung.