Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) để tránh lặp lại những từ đó.
Tác dụng của việc dùng đại từ:
- Tránh lặp lại những từ đã dùng
- Khiến câu văn linh hoạt, uyển chuyển hơn.
Phân loại đại từ: gồm 3 loại đại từ (xưng hô, thay thế, dùng để hỏi)
Đại từ xưng hô:
- Đại từ ngôi thứ nhất: tôi/ chúng tôi, tao/ bọn tao, tớ/ chúng tớ, mình/ chúng mình, …
- Đại từ ngôi thứ hai: bạn/ các bạn, mày/ tụi mày, cậu/ các cậu, bay/ chúng bay,…
- Đại từ ngôi thứ ba: nó/ chúng nó, họ/ bọn họ, chúng/ bọn chúng, hắn/ bọn hắn, …
- Đại từ xưng hô chủ yếu dùng trong gọi đáp và giao tiếp, người nói dùng để chỉ mình hoặc người khác.
Đại từ thay thế:
- Những đại từ thay thế phổ biến: Vậy, như vậy, như trên, đó, nó, thế đó, …
Lưu ý:
- Đại từ thay thế cho danh từ thì đại từ đó sẽ giữ vai trò như là danh từ trong câu.
- Đại từ thay thế cho động từ, tính từ thì đại từ cũng giữ vai trò trong câu như đồng từ, tình từ.
- Đại từ để hỏi: Là những từ để hỏi trong văn nói hoặc viết.
Ví dụ:
- Ai – Ai là người đi tìm đường cứu nước?
- Cái này dùng để làm gì?
- Bao nhiêu tiền một cuốn sách?
- Ai có thể xung phong nào?
Lưu ý:
- Một số trường hợp danh từ cũng là đại từ xưng hô: Chỉ quan hệ gia đình (ông, bà, chị, em, con, cháu, …); Có một số chức vụ, nghề nghiệp đặc biệt cũng dùng là đại từ xưng hô (chủ tịch, giám đốc, bộ trưởng, sếp, bác, dì, thầy, luật sư, …)
Cách phân biệt: căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, vị thế giao tiếp.