Kiểu câu |
Chức năng |
Câu kể |
Ví dụ |
Câu trần thuật
(câu kể) |
-Dùng để kể, thông báo, miêu tả, nhận xét sự việc, con người,… |
-Kết thúc câu có dấu (.),(…)
-Kiểu câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ - vị ngữ. |
-Bạn đi học. |
Câu nghi vấn
(câu hỏi) |
-Dùng để hỏi - cần trả lời.
-Dùng để hỏi-không cần trả lời (câu hỏi tu từ). |
-Kết thúc câu có dấu (?)
-Có từ để hỏi đi kèm: chưa, không, phải không, tại sao, bao nhiêu,…
-Kiểu câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ-vị ngữ. |
-Bạn đi học chưa?
-Bạn có bao giờ trễ học? |
Câu phủ định |
-Bác bỏ ý kiến, nhận xét nào đó.
-Thông báo không có sự việc, hiện tượng gì xảy ra. |
-Kết thúc câu có dấu (.),(…)
-Trong câu có các từ ngữ phủ định đi kèm: không, chẳng, đâu phải,…
-Kiểu câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ-vị ngữ. |
-Bạn không đi học. |
Câu cầu khiến
(câu khiến) |
-Dùng để yêu cầu ai đó thực hiện một hành động nào đó. |
-Kết thúc câu có dấu(.), (!)
-Có các từ ngữ cảm thán đi kèm: nhé, đừng, nào…
-Kiểu câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ-vị ngữ.
-Trường hợp đặc biệt có thể vắng mặt chủ ngữ. |
-Bạn đi học nhé!
-Đi học nhé! |
Câu cảm thán
(câu cảm) |
-Dùng để bộc lộ cảm xúc. |
-Kết thúc câu có dấu(!)
-Có các từ ngữ cảm thán đi kèm: thế, biết bao, lắm,…
-Kiểu câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ-vị ngữ.
-Trường hợp đặc biệt có thể vắng mặt chủ ngữ. |
-Bạn đi học sớm thế!
-Đẹp quá! |