1. Cấu trúc của phép so sánh:
Vế 1
(Vế được so sánh)
|
Phương diện so sánh
|
Từ so sánh
|
Vế 2
(Vế dùng để so sánh)
|
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Vế 1 Phương diện so sánh Từ so sánh Vế 2
Từ so sánh phổ biến là các từ: như, tựa, tựa như, là, giống, giống như,…
2. Phân loại các kiểu so sánh
*Chia theo đối tượng so sánh
- So sánh sự vật - sự vật. Ví dụ: Đôi mắt bé tròn như hòn bi ve.
- So sánh sự vật - con người. Ví dụ: Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
- So sánh âm thanh - âm thanh. Ví dụ:Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm.
- So sánh hoạt động - hoạt động. Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất.
*Chia theo từ so sánh
Phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là:
- So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…
Ví dụ: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em
- So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;“chẳng bằng”; “không bằng”…
Ví dụ: Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.