Đề ôn tập kiểm tra giữa kì II Tiếng Việt 4 (Đề số 5)

Câu 1
Chọn đáp án đúng nhất:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ một đến bốn: 

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

         Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

           - Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

           Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

          - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

            Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

           - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

           Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

          - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

         Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

        - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

         Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

          - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

                                                               Lê Ngọc Huyền

Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

Tác dụng của nước

Hình dáng của nước

Mùi vị của nước

Màu sắc của nước

Câu 2
Chọn đáp án đúng nhất:

Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

Nước có hình chiếc cốc

Nước có hình cái bát

Nước có hình như vật chứa nó

Nước có hình cái chai

Câu 3
Chọn đáp án đúng nhất:

Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

Nước không có hình dáng cố định.

Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó

Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và khí

Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí

Câu 4
Chọn đáp án đúng nhất:

Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

Cả ba ý trên.

Câu 5
Chọn đáp án đúng nhất:

Câu: “Bác Tủ Gỗ lúc nầy mới lên tiếng.” thuộc mẫu câu nào?

Ai làm gì?

Ai là gì?

Ai thế nào?

Câu 6
Chọn đáp án đúng nhất:

Câu tục ngữ "Người ta là hoa đất" ca ngợi điều gì?

Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình của con người

Ca ngợi sự trung thực

Ca ngợi tài trí của con người

Câu 7
Chọn đáp án đúng nhất:

Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có câu thành ngữ đúng:

"Khỏe như ..."

sư tử

đại bàng

voi

Câu 8
Chọn đáp án đúng nhất:

 Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả?

xuất xắc

xuất sắc

suất sắc

suất xắc

Câu 9
Chọn đáp án đúng nhất:

Tìm các từ láy có trong câu:

"Anh chàng võ sĩ có cơ thể vạm vỡ và sức khỏe vô cùng dẻo dai."

Vạm vỡ

Dẻo dai

Vạm vỡ, dẻo dai

Câu 10
Chọn đáp án đúng nhất:

Câu nào dưới đây là câu cầu khiến?

Con chơi xong thì xếp gọn đồ chơi vào.

Ôi, con tôi mới ngăn nắp làm sao!

Đã đến lúc tôi phải đi về rồi.

Câu 11
Em hãy trình bày vào vở hoặc giấy kiểm tra:

Em hãy chép lại bài thơ sau:

Cô Tấm của mẹ


Ngỡ từ quả thị bước ra
             Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim
         Thổi cơm, nấu nước, bế em,
                      Mẹ về khen bé : “Cô tiên xuống trần”
            Bao nhiêu công việc lặng thầm
             Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha.
Bé học giỏi, bé nết na
             Bé là cô Tấm, bé là con ngoan

                                (Lê Hồng Thiện)

zalo